ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

0

Đái tháo đường thai kỳ là mức đường huyết trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình thai phụ mang thai từ tuần 24 đến tuần 28. Sau khi sinh con, thông thường lượng đường trong máu sẽ trở lại ổn định bình thường.

Đái tháo đường thai kỳ thường có những biểu hiện như: khát nước thật nhiều, đi tiểu nhiều nước và nhu cầu tiểu nhiều hơn các thai phụ bình thường khác, nước tiểu có kiến bu, vùng kín bị nhiễm nấm, các vết trầy xước lâu lành và cảm thấy kiệt sức.…

Thai phụ cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị của Bác sĩ nhằm theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu để tránh được các nguy cơ có thể gây ra đến bản thân thai phụ và thai nhi, chẳng hạn như:

  • Đối với bà mẹ, sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu, tiền sản giật, hay trong tương lai dễ bị bệnh tiểu đường.
  • Đối với em bé, đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra các nguy cơ: trẻ sinh ra có số cân nặng lớn gây ra khó sinh; trẻ dễ bị hạ đường huyết sau khi sinh có thể gây ra hiện tượng co giật; trẻ có vấn đề về suy hô hấp; vàng da; dễ bị sanh non; trẻ có nguy cơ béo phì cao và có thể bệnh đái tháo đường sau này.

Những thai phụ bị đái tháo đường trong thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sau 3 – 5 năm, con của họ trong tương lai cũng có nguy cơ bị béo phì và đái tháo đường. Chính vì vậy, cả mẹ và bé cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp phòng tránh mắc bệnh đái tháo đường sau này cũng như đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai kế tiếp.

Bên cạnh việc kiểm soát bệnh đái tháo đường khi mang thai bằng cách ăn uống lành mạnh, ngoài ra cần thiết nên vận động thể lực, theo dõi kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt thời gian mang thai và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu được yêu cầu.

Sau khi sanh được khoảng 6 tuần, nếu người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa khỏi bệnh thì được chuẩn đoán là đái tháo đường thật sự, có thể thuộc vào thể bệnh đái tháo đường tuýp 1, hay tuýp 2, đái tháo đường triệu chứng hoặc đái tháo đường do dinh dưỡng không hợp lý.

Nguyễn Thị Hồng Tươi

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here