ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

0

Bệnh đái tháo đường thai kỳ xuất hiện ở phụ nữ đang mang thai từ tuần 24 đến tuần 28 và bệnh thường không có những triệu chứng rõ ràng: có khi người mang thai khát nước nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn hoặc thai phụ phát hiện bệnh khi đi khám thai định kỳ.

Để trải qua quá trình mang thai khỏe mạnh và sinh ra những đứa con khỏe mạnh bình thường, người mẹ cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Ở bài này tôi chia sẻ cho bạn một số phương cách chung trong điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ.

  • Đầu tiên, thai phụ cần biết được mức đường huyết giới hạn của mình và giữ mức đường huyết ổn định trong suốt thời gian mang thai. Có thể theo dõi lượng đường có trong máu hàng ngày bằng máy đo đường huyết cá nhân, đặc biệt là ba tháng cuối của thai kỳ cần cẩn thận kiểm soát nồng độ đường trong máu thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống trong thai kỳ rất quan trọng. Thai phụ xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý dựa vào mức đường trong máu, chiều cao, cân nặng để phòng ngừa tăng cân quá mức trong khi mang thai cũng như kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
  • Vận động hay tập dục thường xuyên sẽ ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường thai kỳ và kiểm soát mức đường huyết. Lưu ý tập những động tác thích hợp, không nên gắng sức.
  • Trường hợp ăn uống lành mạnh và tập luyện hợp lý mà vẫn không kiểm soát được lượng đường huyết trong máu thì cần phải sử dụng thuốc insulin theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường thai kỳ nên có cách sống lạc quan thoải mái, không nên có những lo lắng cho sức khỏe của đứa con khi sinh ra. Bởi vì bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ không làm cho những đứa con sinh ra bị bệnh tiểu đường nếu như chúng ta biết cách phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để có phương hướng điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ tốt nhất.

Nguyễn Thị Hồng Tươi

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here