Đối với người bình thường, bữa sáng luôn là bữa ăn quan trọng nhất trong các bữa ăn hàng ngày. Bữa sáng giúp cơ thể lấy lại năng lượng sau một đêm dài, đồng thời giúp cơ thể chuẩn bị năng lượng cho một ngày dài hoạt động.
Bỏ bữa sáng luôn là quyết định sai lầm cho người bình thường và cả bệnh nhân tiểu đường. Theo các chuyên gia, việc bỏ buổi sáng chính là nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường thêm trầm trọng hơn và dẫn đến những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Khi bị tiểu đường, việc bỏ ăn sáng sẽ làm giảm khả năng nhạy cảm của cơ thể với insulin, đồng thời cũng làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy, dẫn đến tăng nồng độ đường trong máu, mà việc tăng lượng đường trong máu là tối kỵ đối với bệnh nhân tiểu đường.
Những việc như lên thực đơn ăn uống lành mạnh hay có chế độ sinh hoạt hợp lý chủ yếu hướng tới mục đích duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định, vì vậy việc bỏ ăn sáng sẽ làm cho những nỗ lực duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định của người bệnh coi như vô ích.
Đối với những bệnh nhân tiểu đường tuyp 2, việc không ăn sáng sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn bữa trưa và bữa tối cao hơn bình thường. Việc bỏ ăn sáng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh và cơ thể của bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu nữa ở Anh cũng cho kết quả : bệnh nhân bị tiểu đường nếu ăn tối trễ thì cũng có nguy cơ bị tăng đường huyết trong ngày hôm sau. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cũng nên chú ý sắp xếp thời gian cũng như chế độ ăn uống của các bữa ăn sao cho phù hợp với những yêu cầu của bệnh, nhất là bữa sáng và bữa tối.
Bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ một số quy tắc cho bữa sáng sau đây để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị tiểu đường:
-Người bệnh nên ăn sáng theo thực đơn lành mạnh bao gồm: bánh mì ( chú ý : bệnh nhân tiểu đường không nên ăn bánh mì trắng), ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ quả, trái cây giàu chất xơ và hỗ trợ cho điều trị tiểu đường.
-Bệnh nhân nên ăn sáng theo một thời gian cố định: Bệnh nhân nên có một lịch trình ăn uống cố định không chỉ cho bữa sáng mà cho tất cả các bữa trong ngày. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý sắp xếp thời gian các bữa ăn sao cho hợp lý và không quá cách xa nhau, hay ăn quá trễ.
Ví dụ : Bệnh nhân thường ăn sáng vào lúc 7 giờ sáng thì nên duy trì chế độ ăn này cố định vào mỗi sáng.
-Người bệnh tiểu đường nên có bữa phụ cho bữa sáng, có thể ăn bữa phụ vào giữa bữa ăn sáng và ăn trưa.
-Nên ăn sáng tại nhà : Việc ăn sáng ở ngoài thường không đảm bảo yêu cầu về bữa sáng cho bệnh nhân tiểu đường. Đồng thời, việc ăn uống bên ngoài cũng không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên ăn sáng ở nhà để có những bữa ăn lành mạnh và phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, những người thường xuyên bỏ bữa sáng có nguy cơ bị tiểu đường tuyp 2 cao hơn những người có bữa ăn sáng hợp lý. Có một nhóm người, tỉ lệ này còn lên đến 54%. Ngoài ra việc bỏ bữa sáng còn dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, tắc nghẽn mạch máu, tăng nguy cơ bị ung thư, hạ đường huyết, tăng cân, ảnh hưởng đến hoạt động của não…
Có thể thấy, bữa sáng rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường nói riêng và mọi người nói chung là rất quan trọng. Ngoài việc ăn uống hợp lý, bệnh nhân cũng cần kết hợp điều trị theo những phương pháp phù hợp với tình trạng của bệnh. Bệnh nhân cần theo dõi tình trạng bệnh để biết được khi nào nên điều trị theo tây y, khi nào nên điều trị bằng đông y, hay kết hợp điều trị đông y và tây y sao cho hiệu quả.
Liên hệ ngay với các chuyên gia điều trị để được tư vấn
Họ & Tên: NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI.
Hotline: 0913 124 798
Email: thuocgiatruyen8@gmail.com
Địa Chỉ: 28 Bùi Tư Toàn, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP. HCM
** Nếu như bạn cần TƯ VẤN điều gì hãy CLICK tại đây: http://goo.gl/forms/9z52m3tGTD