Bệnh tiểu đường nếu không điều trị đúng sẽ có nguy cơ gây ra những biến chứng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí cả tính mạng của người bệnh. Nếu trong nhà có người thân bị bệnh tiểu đường sẽ làm những người sống chung rất lo lắng về sức khỏe của người bệnh và họ nghĩ đến bản thân mình. Thường câu hỏi đầu tiên trong đầu của họ là “bệnh tiểu đường có di truyền không?”
Câu trả lời là “có”. Bệnh tiểu đường có tính di truyền. Tùy theo bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 thì nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên tỉ lệ di truyền bệnh cũng khác nhau.
- Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1:
Nếu cả 2 vợ chồng đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì nguy cơ con mắc bệnh tiểu đường lên đến 30%. Nếu người cha mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì khả năng di truyền cho con là 6%. Trường hợp người mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và sinh con trước 25 tuổi có khả năng di truyền sang con là 4%, và 1% nếu sinh con sau 25 tuổi.
- Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2:
Bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là do nguyên nhân lối sống sinh hoạt không lành mạnh gây nên và sẽ là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 của con.
Nếu cả 2 cha mẹ đều mắc bệnh thì khả năng con mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên đến 75%. Trường hợp người cha hoặc người mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trước 50 tuổi, 14% con sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Nếu như cha hoặc người mẹ mắc bệnh sau 50 tuổi thì con sẽ có nguy cơ 7% mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Đối với bệnh tiểu đường thai kỳ:
Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh con nếu như người mẹ nghiêm túc tuân thủ theo cách điều trị của bác sĩ và tỉ lệ di truyền bệnh tiểu đường thai kỳ sang con khoảng từ 1% đến 5% tùy thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ của người mẹ.
Vì tính di truyền của bệnh tiểu đường, người bệnh cần sớm điều trị bệnh khi phát hiện mình mắc bệnh, để giảm nguy cơ lây truyền bệnh tiểu đường sang con cái, bằng cách kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu, ăn uống sinh hoạt khoa học và vận động tập thể dục hàng ngày.
Nguyễn Thị Hồng Tươi