BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG

0

Trong quá trình tư vấn cho người bệnh, có những bệnh nhân thường hỏi tôi câu hỏi: “Bệnh tiểu đường có NGUY HIỂM không?”

bệnh-tiểu-đường-có-nguy-hiểm-không-h2
Người chớm bệnh thường lo lằng liệu “bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?”

 

Đây là câu hỏi lo lắng của những người mới hay mình mắc bệnh tiểu đường hay của những người thân lo lắng cho người nhà của mình. Còn thông thường những người đã mắc bệnh tiểu đường đều hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra và họ sẽ tìm cách điều trị bệnh và điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt để kiểm soát mức đường huyết quả mình đi vào ổn định….

Hậu quả của bệnh tiểu đường gây ra có thể dẫn đến việc MÙ LÒA, TÀN PHẾ và cuối cùng là TỬ VONG. Một số mức độ nguy hiểm cơ bản như sau do bệnh tiểu gây ra:

bệnh-tiểu-đường-có-nguy-hiểm-không-h3
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra các chứng bệnh về mù mắt

 

  1. MẮT: Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra các chứng bệnh về mù mắt. Ban đầu chỉ là những triệu chứng NHÌN MỜ, nếu không phát hiện sớm để điều trị, hoặc không điều trị đến nơi sẽ dẫn đến những biến chứng bệnh lý võng mạc mắt và kết quả cuối cùng là gây MÙ LÒA. Bạn nên đi kiểm tra mắt khi nhận thấy thị lực bị giảm hay có bất kỳ hiện tượng bất thường nào ở mắt mà không giải thích được.
  2. THẬN: Tổn thương ở thận là một trong những biến chứng rất nguy hiểm do tiểu đường gây ra. Ngay từ ban đầu khi chuẩn đoán bị tiểu đường loại 2, nếu người bệnh kiểm soát tốt được mức đường huyết của mình thì tổn thương thận sẽ không xảy ra. Nếu để thời gian kéo dài, dẫn đến SUY THẬN đến giai đoạn nặng buộc phải CHẠY THẬN NHÂN TẠO lâu dài hoặc THAY THẾ THẬN mới kéo dài sự sống.

Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh thận ở người bị tiểu đường (loại 2) như: tăng huyết áp, tăng đường huyết và hút thuốc lá, vì thế người bệnh cần phải kiểm soát tốt các yếu tố này.

bệnh-tiểu-đường-có-nguy-hiểm-không-h5
Hậu quả của bệnh tiểu đường làm tăng gấp đôi mắc bệnh tim và đột quỵ

     

3. TIM: Nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng gấp 2 lần ở người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tim do tiểu đường thường có dấu hiệu như: RỐI LOẠN      NHỊP TIM, CO THẮT ĐỘNG MẠCH VÀNH, NHỒI MÁU CƠ TIM…

Người bệnh cần lưu ý: đường huyết cao, huyết áp cao, mỡ máu cao hay dư cân nặng đều dễ bị bệnh tim. Do vậy, cần năng vận động, ăn uống hợp lý và chia tay thuốc lá để bảo vệ tim

bệnh-tiểu-đường-có nguy-hiểm-không-h6
Người bệnh tiểu đường nên ý thức việc chăm sóc bàn chân hàng ngày đề giảm nguy cơ cắt cụt chi

     

4. CHÂN: Nguy cơ mất bàn chân hoặc cẳng chân do tổn thương loét bàn chân gây ra là một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Tâm lý người bệnh thường bi quan, cuộc sống chán chường vì cảm thấy bản thân mình bị TÀN PHẾ, làm giảm sức lao động và giảm chất lượng cuộc sống và giảm cả tuổi thọ.

Người bệnh tiểu đường nên ý thức việc chăm sóc bàn chân hàng ngày để cảm nhận được những thay đổi ở vùng chân nhằm phát hiện sớm những tổn thương bàn chân và điều trị. Hầu như, việc cắt cụt chi dưới thường gặp ở những người bệnh phát hiện ra bệnh trễ cũng như đến khám trễ.

Một số nguy hiểm điển hình do tiểu đường gây ra cảnh báo cho những người bệnh không nên thờ ơ với căn bệnh âm thầm mà nguy hiểm này và cần phải thay đổi lối sống để kiểm soát đường huyết được ổn định và an toàn. Bên cạnh đó cần năng vận động thể lực hàng ngày, không hút thuốc lá và không nên uống rượu bia.

Đến đây bạn đã hiểu rõ “bệnh tiểu đờng có nguy hiểm không?”.

>>> Nếu bạn cần Tư Vấn gì thêm, hãy đặt câu hỏi tại : >>>http://goo.gl/forms/9z52m3tGTD

Nguyễn Thị Hồng Tươi

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here