Khi mức đường huyết của người bệnh tiểu đường tăng cao và kéo dài lâu ngày làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh của cơ thể, gây ra các biến chứng gây nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
Đây còn gọi là bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Mục đích điều trị giai đoạn này là làm giảm lại các biến chứng và kéo dài cuộc sống người bệnh lâu hơn.
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối gây SUY TIM. Khi bạn thấy có những biểu hiện như: khó thở, tay chân phù nề. Khi chụp X-quang có kết luận buồng tim giãn và tim to. Đây là những dấu hiệu suy tim của giai đoạn cuối bệnh tiểu đường. Triệu chứng này dễ gây nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Thống kê cho thấy có 80% người bệnh tiểu đường chết vì biến chứng suy tim.
Triệu chứng THẬN SUY cũng là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, ngứa, liệt dương hay giảm ham muốn tình dục. Suy thận lâu ngày dẫn đến chức năng lọc thận bị giảm và người bệnh có nguy cơ chạy thận bằng máy.
Khi bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn, việc kiểm soát đường huyết càng trở nên khó hơn. Đường huyết lên, xuống không ổn định gây hiện tượng HUYẾT ÁP THẤP hoặc HUYẾT ÁP CAO. Khi huyết áp thấp dưới 60mg/dL, người bệnh dễ lâm vào tình trạng hôn mê, gây tử vong. Nếu đường huyết cao đến 180mg/dl, làm cho các biến chứng đang trở nên trầm trọng hơn, nguy hiểm đến tính mạng.
Khả năng nhận thức giảm và trí nhớ cũng bị giảm là chứng BỆNH THẦN KINH ALZHEIMER do bệnh tiểu đường giai doạn cuối gây ra.
Bệnh lâu ngày làm sức đề kháng cơ thể yếu đi, mà lượng đường trong máu lại cao, điều này tạo cơ hội cho cho các vi khuẩn và vi nấm phát triển làm cho các VẾT THƯƠNG TRÊN CƠ THỂ LÂU LÀNH, NHIỄM TRÙNG, lở loét… thậm chí vết thương ở chân bị hoại tử chỉ còn cách cắt cụt chi để cứu mạng.
Ngoài mức độ nguy hiểm kể trên do bệnh tiểu đường giai đọan cuối gây ra, còn có một số các biến chứng khác rất dễ xảy ra ở giai đoạn này như là: mù mắt, liệt dạ dày, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, rối loạn cương dương…..
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do vậy người thân cần để ý chăm sóc người bệnh bằng cách hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết qua chế độ ăn uống, luyện tập, chăm sóc cơ thể. Kiểm soát các biểu hiện bất thường của bệnh để kịp xử lý cấp cứu, điều trị kịp thời.
Nguyễn Thị Hồng Tươi