
Khi mới biết mình mắc bệnh tiểu đường, người bệnh hay người thân thường lo lắng và hầu hết ai cũng thắc mắc “người bị bệnh tiểu đường sống được bao lâu”.
- > Cách duy trì đường huyết ổn định đối với người hay thức khuya.
- > Vòng tròn trên cổ cảnh báo tiểu đường loại 2.
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì tuổi thọ trung bình của người bệnh tiểu đường giảm đi khoảng từ 5 – 10 năm so với người không mắc bệnh, đó là bệnh tiểu đường tuýp 2. Còn bệnh tiểu đường tuýp 1 thì tuổi thọ giảm đi nhiều hơn chút.
Yếu tố gây nên việc giảm tuổi thọ này chính là các biến chứng của bệnh tiểu đường. Để sống khỏe, sống lâu người bệnh cần thiết phải kiểm soát được lượng đường trong máu được ổn định, tránh đường huyết tăng cao bất thường để gây ra các biến chứng khó lường.
Ngoài mức đường huyết tăng cao bất thường, cộng thêm các yếu tố liên quan như lượng cholesterol, mỡ máu, huyết áp tăng cao gây khó khăn trong việc tuần hoàn máu, dễ dẫn đến sự xuất hiện các triệu chứng như: tai biến, đột quỵ, loét chi, giảm thị lực… Các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh tiểu đường.
Như vậy, người bệnh tiểu đường cần làm gì để tăng tuổi thọ của mình? Hãy tham khảo một số điều như sau:
- Cần có tinh thần sống lạc quan, vui vẻ, không stress: nếu như người bệnh hiểu rõ về bệnh và ý thức việc mình sẽ sống hòa bình với căn bệnh này trong suốt cuộc hành trình cuộc đời, để từ đó có tinh thần sống lạc quan, vui vẻ sẽ làm các chức năng hệ tuần hoàn hoạt động bình thường giảm được nguy cơ các biến chứng tiểu đường.

- Kiểm soát đường huyết: kiểm soát đường huyết và duy trì được mức đường huyết ổn định là điểm mấu chốt để người bệnh kéo dài tuổi thọ của mình. Kiểm soát đường huyết bằng cách nào:
- Bằng cách điều chỉnh chế độ ăn hợp lý: bạn nên biết lựa chọn các thực phẩm phù hợp dùng. Sau một thời gian ăn uống và kiểm tra mức đường huyết thường xuyên có ghi chép lại cụ thể, bạn sẽ cảm nhận được loại thực phẩm nào giúp đường huyết duy trì ổn định, loại thực phẩm nào làm tăng mức đường huyết, để từ đó bạn rút ra cho mình những thực phẩm nào nên ăn và loại thực phẩm nào cần tránh.
- Bằng cách thường xuyên tập thể dục: tập thể dục đều đặn ngoài việc gia tăng sức khỏe dẻo dai cho bạn, tinh thần sảng khoái, mà còn giúp giảm lượng mỡ thừa, giảm lượng đường huyết trong máu.

3. Bằng cách hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, vì các chất này gây nên đường huyết không ổn định.
4. Bằng cách tuân thủ yêu cầu của bác sĩ trong việc điều trị bệnh cho mình như: uống thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng liều lượng, tái khám định kỳ
Nguyễn Thị Hồng Tươi
Phone: 0913.124.798- Email: thuocgiatruyen8@gmail.com