Bệnh tiểu đường có biểu hiện là đường trong máu luôn cao do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, mù mắt, bệnh tim mạch ….
Người bệnh cần phải biết mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra để có ý thức phòng ngừa và chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.
- Tự theo dõi tình trạng và biểu hiện của bệnh:
Người bệnh cần có trách nhiệm với bệnh của mình bằng cách tự theo dõi tình trạng bệnh của mình, theo dõi mức đường huyết bằng máy đo đường huyết cá nhân. Khi thấy có bất cứ biểu hiện khác thường nào thì nên đến gặp bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời
- Chế độ ăn uống hợp lý:
- Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường cần đầy đủ các chất đạm, béo, vitamin, chất khoáng… với khối lượng các bữa ăn hợp lý phù hợp với độ tuổi và cân nặng
- Nên ăn nhiều bữa từ 4-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa/ngày và không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Mỗi tối, trước khi đi ngủ người bệnh tiểu đường nên ăn nhẹ những thực phẩm có hàm lượng béo thấp nhằm tránh hạ đường huyết vào ban đêm.
- Không nên uống rượu bia, bởi rượu bia sẽ dẫn đến lượng đường tăng hoặc giảm trong máu tùy vào lượng rượu bia và loại rượu bia bạn uống vào. Hơn nữa, có những người có thói quen uống rượu bia nhưng không ăn hoặc ăn ít rất dễ dẫn đến bị hạ đường huyết.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây có nhiều chất xơ và chất khoáng. Không nên ăn các loại bánh kẹo hay bất cứ thực phẩm nào có nhiều chất ngọt, đường và béo. Đối với chất béo thì nên sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày.
- Người bệnh phải biết cách ăn uống làm sao để không bị tăng đường huyết nhiều sau khi ăn hoặc không làm giảm đường huyết lúc cách xa các bữa ăn và vẫn duy trì được chỉ số mức cân nặng hợp lý.
- Duy trì lối sống lành mạnh:
- Cần rèn luyện thể lực mỗi ngày từ 30 phút đến 60 phút với những bài tập vừa phải, hợp lý tránh quá sức vận động để kiểm soát tốt được đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Cần vệ sinh thân thể, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày vì người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm khuẩn.
- Lưu ý, không nên ngâm chân quá lâu trong nước và nên rửa chân bằng nước ấm và lau khô sau đó. Nếu chân bị lạnh thì nên đi vớ làm bằng chất liệu cotton, đi giày thấp vừa chân, không đi chân trần. Ngoài ra, cần kiểm tra chân mỗi ngày để phát hiện xem có bất kỳ vết bầm tím, xây xát hay sung huyết nào thì cần phải đến gặp bác sĩ tư vấn ngay.
Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến và tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng cao. Do đó, người bệnh tiểu đường cần phải hiểu về bệnh tình của mình để có cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất, vừa có được cuộc sống vui khỏe vừa phòng tránh được các biến chứng của bệnh
Nguyễn Thị Hồng Tươi