PHÂN BIỆT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1, BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 VÀ TUÝP 3

0

Tiểu đường là một loại bệnh mãn tính càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh và bệnh ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe hay có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bệnh tiểu đường có 03 (ba) loại chính: Tiểu đường Tuýp 1, Tiểu đường Tuýp 2 và Tiểu đường Tuýp 3. Dựa vào những biểu hiện, triệu chứng người ta có thể phân biệt ra ba dạng bệnh này.

  1.  Bệnh tiểu đường tuýp 1:

Bệnh tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin, do trong cơ thể không còn có thể sản xuất Insulin. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em hay người trẻ có độ tuổi dưới 30 và tỷ lệ người bệnh tiểu đường Tuýp 1 chiếm khoảng từ 5% – 10% số bệnh nhân tiểu đường.

Khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh sẽ sống suốt đời với căn bệnh này và cần phải tiêm Insulin thường xuyên để điều chỉnh mức độ Insulin. Ngoài ra, cần phải chọn chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục để giảm các biến chứng có thể xảy ra. Bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể phòng ngừa được.

2.  Bệnh tiểu đường tuýp 2:

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp nhất, chiếm 90% trong số tất cả bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Trong khi bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể không sản xuất Insulin, thì cơ thể người bệnh tiểu đường tuýp 2 không tạo ra đủ Insulin hoặc trong cơ thể vẫn còn sản xuất Insulin nhưng không đáp ứng tốt để duy trì mức độ đường bình thường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở độ tuổi trên 40 và những ở người thừa cân, nhưng ngày nay số người trẻ bị bệnh thuộc nhóm này càng nhiều. Nhiều người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 không biết mình có bệnh, chỉ đến khi đi khám bệnh định kỳ hay đi khám mắt hoặc làm các xét nghiệm để chuẩn bị mổ thì mới phát hiện mình có bệnh .

Khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh vẫn có thể ngăn ngừa hoặc làm trì hoãn các biến chứng của bệnh bằng cách lựa chọn lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc theo đúng yêu cầu bác sĩ để kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu.

3.  Bệnh tiểu đường tuýp 3:

Bệnh tiểu đường tuýp 3 hay còn gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ thường xảy ra khi phụ nữ mang thai từ tuần 24 đến tuần 28. Có khoảng 3% – 5% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và người bệnh cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về ăn uống sinh hoạt hay uống thuốc nhằm tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.

Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh em bé. Nếu người có bệnh không kiểm soát lượng đường trong máu thật tốt trong giai đoạn này thì cả mẹ và bé dễ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong tương lai.

Để bệnh tiểu đường không còn là nỗi lo lắng của chúng ta, nhất thiết cần phải thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống và luyện tập vận động thể chất hợp lý.

Nguyễn Thị Hồng Tươi

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here